Tổng quan Chó săn

Đào tạo chó săn tức là khơi dậy bản năng/năng khiếu săn bắt của chúng khi gặp thú hoang. Tất cả các nước tiên tiến đều có luật điều tiết việc săn bắn, huấn luyện và sử dụng chó biết đi săn. Để phù hợp với nhiệm vụ săn mồi, chó săn chính là những vận động viên chạy siêu hạng do có cấu trúc cơ thể đặc biệt và khả năng xử lý những đoạn đường cong mà không phải giảm tốc độ, chó săn có thể vượt qua đoạn đường cua mà không phải thay đổi sải chân, Chó săn vẫn luôn giữ sải chân đều đặn dù trên đường thẳng hay đường cong, và hoàn toàn chịu được 65% sự gia tăng lực lên các chi. Chó săn đều có tốc độ đỉnh vào khoảng 17 mét/giây, gần gấp đôi tốc độ của con người. Thường con chó săn tốt là con chó có chân to, người thon, lông mượt. Đặc biệt, khi đàn chó con đang ngủ mà con nào ngước mõm lên trên thì đó cũng là một trong những con chó biết săn[1].

Một con chó săn rượtMột con chó săn ở châu Phi

Chó đi săn ở Việt Nam ngày xưa gọi là mun săn hay chó thoóc, chó đòi[2]. Hồi đầu thế kỷ XX, nhiều người có trang bị có bầy chó săn đông đến 13 con. Trong đó, có con chó săn đầu đàn cực kỳ tinh khôn. Việc mua và nuôi bầy chó săn không đơn giản, phải là những gia đình có điều kiện ít ra họ cũng xuất thân từ tầng lớp trung nông, phú nông.[3] Những chú chó ở đây được chọn cũng rất công phu, chúng phải là những con chó có máu mặt, tai nhỏ và sức rướn, biết đánh hơi và theo sát con mồi. Những chú chó được chọn thường là chó nhà phú nông, hoặc tầng lớp trung lưu thường bị xiềng xích để tạo tính hung dữ và khôn lanh.[4] Trong những khu rừng nhỏ tiếp giáp với đồng cỏ ở Đà Lạt, người Thượng dùng chó, dáo mác để săn nai và heo rừng.[5] Người ta dẫn theo đàn chó săn 4- năm con chó săn để săn heo rừng ở vùng U Minh đây là những con chó lai, mỗi con nặng 30– 40 kg, được huấn luyện để săn thú rừng, nhiều nhất là heo, khi phát hiện con thú rừng, chó sẽ bao vây tấn công, người thợ săn phải nhanh chóng chọn hướng tấn công, dùng mác dâm thẳng vào cổ hoặc kẹt nách để hạ gục con mồi.[6]

Ở Anh và Ireland, thuật ngữ săn nai có lịch sử được dành riêng cho việc theo đuổi hươu với những con chó săn mùi hương (chó săn hươu), với những người theo không mang vũ khí thông thường cưỡi trên lưng ngựa. Đây là một phương pháp dùng chó săn bằng việc sử dụng chó để đuổi theo những con nai. Dưới thời kỳ Pháp thuộc, có những câu chuyện kể cho biết rằng nhiều sơn dân ở miền An Giang bị chết do những cuộc săn bắn của người Tây, người Tây đã giết nhiều người dân mà họ gọi là bắn nhầm hoặc do những con chó săn xé xác.[7]

Ở Việt Nam, từ năm 2010, người săn trộm huấn luyện chó săn rất có nghề, đàn chó khi ở nhà trông hiền lành nhưng khi vào rừng thì trở thành sát thủ đáng sợ. Những vùng rừng nào từng có đàn chó săn này càn quét thì gần như không con thú lớn nhỏ nào còn sinh sống. Những con chó săn dù thể hình nhỏ gọn nhưng khả năng đi rừng, săn thú của chúng rất đáng khâm phục. Mỗi tay săn trộm sở hữu từ 2-3 con chó, có khi phối hợp với nhau thành một đàn chó đông đảo. Thường thì thú nhỏ như chồn, cheo, thỏ… đều trong tầm sát hại của đàn chó, nhưng thú lớn như mang, hoẵng cũng khó thoát nổi nếu bị chó vây quanh, sủa inh ỏi cho đến khi bị đạn súng săn hạ gục. Đàn chó còn có khả năng tìm kiếm, xua đuổi các loài thú trên cây như khỉ, vượn, voọc… khiến chúng hoảng sợ, rớt xuống đất hoặc bị dồn vào tầm bắn của thợ săn.[8]

Để săn được thú dữ và hiếm, chẳng hạn như lợn rừng, ngoài người thợ săn bắn giỏi, họ còn huấn luyện thêm một đội chó săn tinh luyện để cùng hỗ trợ. Nuôi chó săn là công việc khó khăn mà, từ việc chọn mua chó, cách chăm sóc, huấn luyện chúng để trở thành những kẻ trinh sát giỏi. Chó săn phải chọn những con khôn, huấn luyện chúng biết đánh hơi tốt thì mới săn được. Mỗi lần đi săn lợn rừng, phường săn mang theo ít nhất ba con chó săn. Đặc điểm của những chú chó săn đầu đàn là khi phát hiện ra con thú thì chúng lập tức báo cho chủ nhân và đồng loại của chúng biết và bắt đầu hành trình đuổi bắt. Tuy nhiên, cũng có những khi chó săn bị lợn rừng hoặc thú dữ húc chết. Phường săn không làm thịt mà họ đem chôn cất chó[9] hoặc những con chó săn khi vây bắt những con mèo rừng cỡ lớn nặng tới 42 kg, rất nhanh nhẹn và hung dữ, bị chó săn bao vây nó tìm cách tấn công mở đường thoát thân, thậm chí còn cắn trọng thương cả con chó đầu đàn.[6]

Chó Lài là một giống chó xù thuộc dòng chó cỏ ở vùng núi phía bắc Việt Nam với đặc trưng là bộ lông màu đen. Đặc tính trung thành của chó nhà kết hợp với sự nhanh nhẹn, thông minh, sức mạnh và khả năng săn mồi của sói, tạo nên một giống chó quý hiếm.[10] Đây là loài chó săn thông minh, thính nhạy, mạnh mẽ, hung dữ, người chủ có thể cầm cục đá ném qua mấy mái nhà nhưng nó có thể lao theo để tha cục đá đó về, hoặc chỉ cần chủ ra hiệu lệnh, nó sẽ lao nhanh quắp hai cánh con gà, tha về cho chủ. Người Mông cho rằng nếu gia đình nào có được con chó lài, thì khỏi phải lo miếng ăn, vì người chủ sai bảo, nó sẽ tự mò vào rừng, rồi tha về các loại thú, như bìm bịp, gà rừng, con sóc núi, con cầy hương, chuột núi, dúi…

Chó lài còn là sát thủ của các loại rắn độc hoặc nó sẽ tìm dấu vết thú, lùa thú vào trước họng súng cho chủ bắn.. Khi chủ nghe thấy nó sủa ăng ẳng trong rừng, thì có nghĩa là nó đã bắt được rắn độc.[10] Loài chó H’ Mông cộc đuôi là một trong những loài chó săn tốt, với những đặc tính độc đáo và sự thông minh tuyệt vời, chúng có thể lực tốt và bền bỉ. Về hình dáng bên ngoài, ngoại hình của chúng khá đặc trưng với vẻ chắc nịch, đầy cơ bắp và chiếc đuôi cụt ngộ nghĩnh.[11] Nanh của loài chó này thường có từ 6 đến 8 cạnh khác nhau (đây là đặc điểm của loài chó săn cổ xưa, theo kiểu cắn cổ con mồi và xé thịt). Chúng luôn lì lợm, ít cắn và luôn chỉ nghe theo một người chủ duy nhất.[12], người H’ Mông nuôi loại chó này không nằm ngoài mục đích đi săn và trông coi nhà cửa. Tuy nhiên đến thời điểm này những cuộc săn lùng trong rừng sâu không còn nhiều, loài chó này chủ yếu được nuôi để trông nhà.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chó săn http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/ky-1a-chuyen... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/dung-cho-tru... http://www.loukashkin.org/Tigers/index.htm http://baodanang.vn/channel/5433/201212/san-heo-ru... http://dantri.com.vn/xa-hoi/chuyen-ve-loai-cho-san... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111106/cho-san... http://danviet.vn/thoi-su/xon-xao-vu-ho-song-chuon... http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/a/book/Pages/books... http://infonet.vn/ve-lang-san-thu-nghe-cach-xem-tu... http://giadinh.net.vn/xa-hoi/ly-ky-chuyen-tho-san-...